Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Học tiếng nhật qua trò chơi

hoc-tieng-nhat-qua-tro-hoi
Trung tâm tiếng nhật Hawaii giới thiệu cách học tiếng nhật qua trò chơi , giúp các bạn có hứng thú khi học ngôn ngữ thuộc khó bậc nhất thế giới.
Luật chơi Daifugo
Người thắng trong ván là người đánh hết bài nhanh nhất. Mỗi ván thắng được 2 điểm, ai về 6 điểm trước là thắng.

Gồm 4 người chơi với 54 lá bài gồm 52 lá thường và 2 quân Joker. Sẽ có 2 bài 13 quân và 2 bài 14 quân (chia theo vòng chia).
Thứ tự các lá bài: 3 < 4 < ... < J < Q < K < A < 2 < Jocker
Quân Joker là quân đặc biệt có thể thay thế mọi quân bài.
Các bộ: Bộ đôi, bộ 3 ví dụ 2 con 7, 3 con A.
Bộ dọc: Là bộ phải đồng chất, ví dụ 7 rô - 8 rô - 9 rô. Bộ dọc phải nhiều hơn 3 quân.
Quân Joker có thể thay thế các quân khác, ví dụ 7 rô - Joker - 9 rô sẽ giống như 7-8-9 rô.
Tứ quý (ngũ quý, lục quý): Khi có tứ quý (ví dụ 4 quân 10) thì cách mạng sẽ xảy ra, lúc đó thứ tự quân bài đảo ngược, trừ quân Joker vẫn là mạnh nhất. Khi này 3 là quân lớn nhất và 2 là quân nhỏ nhất. Chú ý là có thể đánh 4 quân J và quân Joker thành 5 quân.
Khi có cách mạng xảy ra thứ tự các quân sẽ đảo ngược ngay lập tức. Nếu môt người đánh tứ quý 9 và làm cách mạng thì người tiếp có thể chặt bằng tứ quý 5 chẳng hạn.
"Ngắt 8" (hachikiri): Khi một quân bài nhỏ hơn 8 đánh ra và bạn đánh quân 8 thì bạn vòng đánh đó kết thúc và bạn lấy được cái. Bạn có thể bắt đầu vòng mới với quân tùy ý. (Có thể thực hiện hachikiri bằng chặt đôi 8 với 1 đôi nhỏ hơn hay chặt 3 quân 8, 4 quân 8,...). Nếu bạn đánh bộ dọc ví dụ 7-8-9 thì không có hachikiri.
Khóa: Nếu bạn đánh một quân hay một bộ đồng chất với quân hay bộ trước đó thì vòng đó bị khóa (rokku, lock), người sau chỉ được đánh quân hay bộ đồng chất.
Ví dụ: Đánh J rô lên 7 rô, đánh đôi J nhép - J rô lên đôi 7 nhép - 7 rô
Cách mạng: Khi có 4 quân giống nhau (hay 4 quân giống nhau và thêm Joker) thì cách mạng sẽ xảy ra và thứ tự quân bài đảo ngược trừ Joker vẫn là quân mạnh nhất. Có thể làm cách mạng bằng 3 quân giống nhau và thêm quân Joker (vì quân Joker có thể thay thế mọi quân bài).
Lật ngược cách mạng: Khi đang có cách mạng mà có ít nhất 4 quân giống nhau (tứ quý) đánh ra như trên.
Về phạm quy: Nếu bạn đánh bộ hay quân có chứa quân 2 (khi không có cách mạng), quân 3 khi có cách mạng (là quân mạnh nhất khi đó), quân 8 hay quân Joker

Sau ván thứ nhất sẽ phân thứ hạng:
- Người về nhất: Đại phú hào, được thêm 2 điểm
- Người về nhì: Phú hào, được thêm 1 điểm
- Người về ba: Bần dân, thêm 0 điểm
- Người về bét: Đại bần dân, bị trừ 1 điểm (-1)
Các ván sau: Đại bần dân phải đưa cho đại phú hào 2 quân bài mạnh nhất và đại phú hào trả lại 2 quân bất kỳ. Bần dân phải đưa cho phú hài 1 quân bài mạnh nhất và phú hào trả lại 1 quân.
Ai tới 6 điểm đầu tiên là thắng và được cộng điểm thứ hạng (điểm thứ hạng rating của bạn ban đầu là khoảng 1500 và mỗi lần thắng trung bình thêm 15 điểm). Người về bét sẽ bị trừ điểm thứ hạng. Nếu không có người về bét (ví dụ đồng hạng ba) thì không bị trừ.

Sự mất ngôi
Nếu bạn đang là đại  phú hào mà có người về trước bạn thì bạn sẽ bị mất ngôi, không được đánh tiếp và khi sang ván mới bạn là đại bần dân.
Nếu người hạ bệ bạn mà về phạm quy thì bạn vẫn bị mất ngôi và ván sau vẫn là đại bần dân còn người phạm quy sẽ là bần dân.

Các thuật ngữ
8切り:Cắt 8 (lấy cái bằng quân 8)
ロック:Khóa (lock)
都落:Mất ngôi (Từ Đại phú hào thành Đại bần dân)
大富豪:Đại phú hào
富豪:Phú hào
貧民:Bần dân
大貧民:Đại bần dân
革命:Cách mạng
革命返し:Đảo ngược cách mạng
反則上がり:Hết bài mà phạm quy
革命中:Đang trong cách mạng
あがり:Về (hết bài)

Các chữ tiếng Nhật trong game Daifugo của Yahoo Japan:
Dòng trên cùng:
ゲームスタート:Game start
対戦履歴:Danh sách ván đã đấu (đối chiến lý lịch)
ランキング:Thứ hạng (Ranking)
ヘルプ:Trợ giúp (Help)
Thanh phía trên bàn chơi:
ゲーム開始:Bắt đầu chơi
ロビーに戻る:Về phòng khách
ロボット:Robot (Gọi robot vào chơi)
席を立つ:Đứng dậy
招待する:Mời
テーブルのタイプ:Loại bàn (公開: Công khai, 非公開: Không công khai, ...)
音あり、音なし:Có âm thanh, Không có âm thanh
設定を確認:Kiểm tra lại thiết lập
Ô điều khiển:
カードを出す:Đánh bài ra
パス:Bỏ qua
自動的にパス:Tự động bỏ qua (nếu không bắt được)
あがり:Đã về (Đã hết bài)

Thiết lập khi chơi Daifugo
Thông thường thì sẽ có hachikiri (cắt 8), cách mạng (革命 kakumei), mất ngôi (都落ち miyako-ochi), về phạm luật (反則上がり hansoku agari), khóa (ロック rokku) nhưng tùy thiết lập của chủ bàn mà có thể một số luật trên không được áp dụng. Bạn có thể tạo bàn mới (mặc định là không có hachi-kiri và kakumei nhưng thường là ai cũng chọn tất cả các luật trên) và chọn thiết lập cho nó.
Ngoài ra trên Yahoo Mobage còn có thể chơi nhiều trò khác như Majan (mạt chược), Otherlo (cờ đảo), cờ tướng Shogi, bi-a (billiard)
Bài học tiếng nhật khác tại Hawaii :
100 từ thông dụng trong tiếng nhật 
Học số đếm trong tiếng nhật 

100 từ tiếng nhật thông dụng nhất

hoc-tieng-nhat-hieu-qua-nhat
Những từ trong tiếng nhật thông dụng cần lưu ý với những ai có nhu cầu tìm hiểu về tiếng nhật và học tiếng nhật 
1. abunai 危ない
Nguy hiểm
Hay được nói chệch là abunee
abunai kankei = mối quan hệ nguy hiểm
2. ai 愛
Tình yêu (nói chung)
Để nhấn mạnh tình yêu nam nữ có thể dùng "koi" 恋
ren'ai  (luyến ái) 恋愛= tình yêu (nam nữ)
3. aite 相手
Đối thủ
4. akuma 悪魔
Ác ma
5. arigatou ありがとう
Cám ơn
Dạng đầy đủ: arigatou gozaimasu.
6. baka 馬鹿
Ngu ngốc, ngu
bakamono = đồ ngu 馬鹿もの
Từ tương tự:
manuke = dở hơi, đồ dở hơi 間抜け
7. bakemono 化け物
Con ma
8. be-da!
Âm thanh phát ra khi thực hiện akanbe
9. bijin 美人
Mỹ nhân, người đẹp
10. chigau 違う
Không phải, không phải vậy

11. chikara 力
Sức mạnh, công lực
12. chikusho 畜生
Đồ chó, đồ khốn (kanji: súc sinh)
13. chotto ちょっと
Một chút, một ít
Thường dùng tắt cho "chotto matte" = "Đợi chút"
14. daijoubu 大丈夫
Không sao, Tôi ổn
15. damaru 黙る
Im lặng, câm lặng
Damare = Câm mồm!, Câm đi! (dạng mệnh lệnh thức)
16. damasu 騙す
Lừa, lừa đảo
damasareru = bị lừa (bị động)
17. dame ダメ 駄目 だめ
Không được, không tốt
Thường dùng "dame desu" / "dame da"
18. dare 誰
Ai (who)
dareka = ai đó
dare de mo = ai cũng
dare mo = ai cũng (không ~)
19. doko どこ 何所
Ở đâu
20. fuzakeru ふざける
Giỡn mặt
"Fuzakeru na" = "Đừng giỡn mặt tao"
21. gaki ガキ
Oắt con, đồ ranh con
kuso-gaki = thằng ranh chết tiệt
22. gambaru 頑張る
Nỗ lực, cố gắng
Gambatte / gambare = Cố lên!
23. hayai 早い
Nhanh
"Hayaku!" = "Nhanh lên" 早く
24. hen 変
Lạ lùng, lạ, kỳ lạ
Nanka hen da! = "Có gì lạ quá!"
25. hentai 変態
Biến thái
26. hidoi ひどい
Tồi tệ, tệ bạc
"Hidee": Ngôn ngữ nói của "hidoi"
27. hime 姫
Công chúa
Ohimesama お姫様= Công chúa (dạng lịch sự hay xưng hô)
28. ii いい 良い
Tốt, được
29. iku 行く
Đi
Ikimashou = Chúng ta đi nào (dạng lịch sự)
Ikou = Chúng ta đi nào (dạng không lịch sự)
Ike = Đi đi! (Ra lệnh dạng không lịch sự)
Ikinasai = Đi đi! (Ra lệnh)
30. inochi 命
Tính mạng, sinh mạng
31. itai 痛い
Đau
Ngôn ngữ nói: "itee!" ("Đau quá")
32. jigoku 地獄
Địa ngục
33. joshikousei 女子高生 ("nữ tử hiệu sinh")
Nữ sinh cấp ba
34. kamawanai 構わない
Không sao đâu, không sao
35. kami 神
Trời, thần, thượng đế
36. kanarazu 必ず
Nhất định, chắc chắn sẽ
37. kareshi 彼氏
Bạn trai
Kanojo = Bạn gái 彼女
Koibito = Người yêu 恋人
38. kawaii 可愛い
Dễ thương
39. kedo けど
Nhưng
Dạng khác: keredo, keredomo
40. kega 怪我
Vết thương
41. keisatsu 警察
Cảnh sát
42. ki 気
Không khí, khí, tinh thần
43. kokoro 心
Con tim, tấm lòng
44. korosu 殺す
Giết
korosareta = bị giết
korose = giết đi!
45. kowai 怖い
Sợ
46. kuru 来る
Tới
"koi!" = "Tới đây!" (ra lệnh)
47. mahou 魔法
ma thuật (kanji: ma pháp)
48. makaseru 任せる
Nhờ, giao phó cho, ủy thác cho
49. makeru 負ける
Thua
Makeru mon ka! = Chẵng lẽ lại thua sao!
50. mamoru 守る
Bảo vệ
Mamotte ageru = Tôi sẽ bảo vệ bạn
★ SAROMA LANGUAGE ★
51. masaka まさか
Lẽ nào, không thể nào
52. matsu 待つ
Đợi
Matte (kudasai) = Hãy đợi đã
Machinasai = Đợi đã!
53. mochiron もちろん
Đương nhiên, tất nhiên
54. mou もう
Đã (làm gì đó), "Đủ rồi!"
55. musume 娘
Cô gái
56. naka 仲
Mối quan hệ
Nakama = bạn bè, đồng bọn
Nakayoku suru = Kết thân
57. nani 何
Cái gì
58. naruhodo なるほど
Quả thực là vậy, Đúng vậy
59. nigeru 逃げる
Bỏ chạy, chạy trốn
Nigete = Chạy đi! (lịch sự)
Nigero = Chạy đi! (ra lệnh)
60. ningen 人間
Con người
61. ohayou おはよう
Chào buổi sáng
62. okoru 怒る
Tức giận
63. onegai お願い
"Tôi xin bạn" / Ước nguyện
Dạng tắt của "Onegai shimasu"
64. oni 鬼
Con quỷ
65. Ryoukai! 了解
Hiểu! / Đã rõ!
66. Saa さあ
Nào!
67. sasuga さすが
Quả thực là vậy, quả thực
68. sempai 先輩
Đàn anh, đàn chị
69. shikashi しかし
Nhưng
70. shikata ga nai 仕方がない
Không còn cách nào khác, Hết cách
Shou ga nai: Cách nói khác của "shikata ga nai"
71. shinjiru 信じる
Tin, tin tưởng
Shinjirarenai = Không thể tin được!
72. shinu 死ぬ
Chết
Shinda = Đã chết
Shinanaide! = Đừng chết!
Shine! = Chết đi!
73. shitsukoi しつこい
Bám dai như đỉa, ngoan cố gây khó chịu
74. sugoi 凄い すごい
Tuyệt vời, khủng khiếp
Ngôn ngữ nói: sugee
Từ tương tự:
suteki 素敵= tuyệt (nói về vẻ bề ngoài)
subarashii 素晴らしい= tuyệt vời
kakkoii かっこいい= đẹp trai
75. suki 好き
Thích, yêu
suki da = Anh yêu em, Em yêu anh
76. suru する
Làm
Dou shiyou? = Làm thế nào bây giờ?
77. taihen 大変
Cực kỳ, khủng khiếp / Kinh khủng (nếu không theo sau bởi một tính từ khác)
78. tasukeru 助ける
Giúp
Tasukete kure! = Cứu tôi với!
79. tatakau 戦う
đánh nhau, chiến đấu
80. teki 敵
kẻ địch
81. tomodachi 友達
bạn bè
82. totemo とても
rất
83. unmei 運命
số phận, vận mệnh
84. uragirimono 裏切り者
kẻ phản bội
uragiru 裏切る= phản bội
85. ureshii うれしい
sung sướng
86. urusai うるさい
ồn ào
Urusai! = Ồn quá!
Urusee: ngôn ngữ nói
87. uso 嘘
Lời nói dối
uso wo tsuku = nói dối
uso-tsuki = kẻ nói dối
88. uwasa 噂
tin đồn
89. wakaru 分かる わかる
hiểu, biết
wakatta = tôi hiểu rồi
wakaranai = tôi không hiểu (ngôn ngữu nói: wakaranee / wakaran)
90. wana 罠
cạm bẫy
91. yabai やばい
nguy
yabai! = nguy rồi!
92. yakusoku 約束
lời hứa
93. yameru やめる
từ bỏ
yamero! = Dừng lại! (Đủ rồi!)
94. yaru やる
Làm / Đưa cho
95. yasashii やさしい
hiền, hiền dịu, tốt bụng
yasashii hito = người tốt bụng
96. yatta やった
Xong rồi! / Tôi làm được rồi / Thế là xong!
97. yoshi 良し よし
Được (Được, bắt đầu nào!): Dùng để nói với bản thân khi bắt đầu làm gì
98. youkai 妖怪
Yêu quái
99. yume 夢
Ước mơ, giấc mơ
100. yurusu 許す
Tha thứ
O-yurushi kudasai / Yurushite kudasai = Xin hãy tha thứ cho tôi
yurusanai = sẽ không tha thứ
yurusenai = không thể tha thứ
Các bài viết khác tại Hawaii :
Chuyển tên tiếng Việt Sang tiếng nhật 
Học số đếm trong tiếng nhật 

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Chuyển tên tiếng Việt sang tên tiếng Nhật

chuyen-tieng-viet-tieng-nhat
Các cách chuyển tên Việt sang tiếng Nhật nhanh nhất tại trung tâm tiếng nhật hawaii
Cách 1: Tìm chữ kanji tương ứng và chuyển tên theo cách đọc thuần Nhật (kun'yomi) hoặc Hán Nhật (on'yomi)
Ví dụ:
Anh Tuấn 英俊 => 英俊 => Hidetoshi
Mỹ Linh 美鈴 => 美鈴 => Misuzu
Linh 鈴 => 鈴 => Suzu
Chính Nghĩa 正義 => 正義 => Masayoshi
Chính 正 => 正 => Masa
Thông 聡 => 聡 => Satoshi
Mẫn 敏 => 敏 => Satoshi
Dũng 勇 => 勇 => Yuu
Tuấn 俊 => 俊 => Shun
Nam 南 => 南 => Minami
Đông 東 => 東 => Higashi
Trường 長 => 長 => Naga
Chiến 戦 => 戦 => Ikusa
Nghĩa 義 => 義 => Isa
Bình 平 => 平 => Hira
Công 公 => 公 => Isao
Huân 勲 => 勲 => Isao
Thanh 清 => 清 => Kiyoshi
Khiết 潔 => 潔 => Kiyoshi
Hùng 雄 => 雄 => Yuu
Thắng 勝 => 勝 => Shou
Thăng 昇 => 昇 => Noboru / Shou
Khang 康 => 康 => Kou
Quang 光 => 光 => Hikaru
Quảng 広 => 広 => Hiro
Cường 強 => 強 => Tsuyoshi
Hòa 和 => 和 => Kazu
Vinh 栄 => 栄 => Sakae
Vũ 武 => 武 => Takeshi
Nghị 毅 => 毅 => Takeshi
Long 隆 => 隆 => Takashi
Hiếu 孝 => 孝 => Takashi
Kính 敬 => 敬 => Takashi
Quý 貴 => 貴 => Takashi
Sơn 山 => 山 => Takashi
An Phú 安富 => 安富 => Yasutomi
Hương 香 => 香 => Kaori
Hạnh 幸 => 幸 => Sachi
Thu 秋 => 秋 => Aki (=> Akiko)
Thu Thủy 秋水 => 秋水 => Akimizu
Hoa 花 => 花 => Hana (=> Hanako)
Mỹ Hương 美香 => 美香 => Mika
Kim Anh 金英 => 金英 => Kanae
Ái 愛 => 愛 => Ai
Duyên 縁 => 縁 => ゆかり, Yukari
Tuyền 泉 => 泉 => 泉、伊豆見、泉美、泉水 Izumi
Một số tên ca sỹ:
Tâm Đoan => 心端 => Kokorobata
Thanh Tuyền => 清泉 => Sumii
Hương Thủy => 香水 => Kana
Thủy Tiên => 水仙 => Minori
Cách 2: Chuyển ý nghĩa qua ý nghĩa tương ứng tên trong tiếng Nhật
Một số tên tiếng Việt có chữ kanji nhưng không chuyển ra cách đọc hợp lý được thì chúng ta sẽ chuyển theo ý nghĩa của chúng.
Phương (hương thơm ngát) 芳=> 美香 Mika (mỹ hương)
Thanh Phương 清芳=> 澄香 Sumika (hương thơm thanh khiết)
Loan (loan phượng) 鸞=> 美優 Miyu (mỹ ưu = đẹp kiều diễm)
Phượng 鳳=> 恵美 Emi (huệ mỹ)
Quỳnh (hoa quỳnh) 瓊=>  美咲 Misaki (hoa nở đẹp)
Mỹ 美=> 愛美 Manami
Mai 梅=> 百合 Yuri (hoa bách hợp)
Phương Mai 芳梅=> 百合香、ゆりか Yurika
Trang (trang điểm) 粧=> 彩華 Ayaka
Ngọc Anh 玉英=> 智美 Tomomi (trí mĩ = đẹp và thông minh)
Ngọc 玉=> 佳世子 Kayoko (tuyệt sắc)
Hường => 真由美 Mayumi
My => 美恵 Mie (đẹp và có phước)
Hằng 姮=> 慶子 Keiko (người tốt lành)
Hà 河=> 江里子 Eriko (nơi bến sông)
Giang 江=> 江里 Eri (nơi bến sông)
Như 如=> 由希 Yuki (đồng âm)
Châu 珠=> 沙織 Saori (vải dệt mịn)
Bích 碧=> 葵 Aoi (xanh bích)
Bích Ngọc 碧玉=> さゆり Sayuri
Ngọc Châu 玉珠=> 沙織 Saori
Hồng Ngọc 紅玉=> 裕美 Hiromi (giàu có đẹp đẽ)
Thảo 草=> みどり Midori (xanh tươi)
Phương Thảo 芳草=> 彩香 Sayaka (thái hương = màu rực rỡ và hương thơm ngát)
Trúc 竹=> 有美 Yumi (= có vẻ đẹp; đồng âm Yumi = cây cung)
Thắm => 晶子 Akiko (tươi thắm)
Trang => 彩子 Ayako (trang sức, trang điểm)
Kiều Trang => 彩香 Ayaka (đẹp, thơm)
Lan 蘭=> 百合子 Yuriko (hoa đẹp)
Hồng 紅=> 愛子 Aiko (tình yêu màu hồng)
Hoa 花=> 花子 Hanako (hoa)
Hân 忻=> 悦子 Etsuko (vui sướng)
Tuyết 雪=> 雪子 Yukiko (tuyết)
Ngoan => 順子 Yoriko (hiền thuận)
Quy 規=> 紀子 Noriko (kỷ luật)
Tú 秀=> 佳子 Yoshiko (đứa bé đẹp đẽ)
Nhi 児=> 町 Machi / 町子 Machiko (đứa con thành phố)
Cách 3: Kết hợp ý nghĩa với sắc thái tên tương ứng trong tiếng Nhật, đây là cách sẽ có thể chuyển hầu hết mọi tên
Thắng 勝=> 勝夫 (thắng phu) Katsuo
Quảng 広=> 広, 弘志 Hiroshi
Thái 太=> 岳志 Takeshi
Đạo 道=> 道夫 Michio
Hải 海=> 熱海 Atami
Thế Cường 世強=> 剛史 Tsuyoshi
Văn 文=> 文雄 Fumio
Hạnh 幸=> 幸子 Sachiko (tên nữ)
Hạnh 幸=> 孝行 Takayuki (tên nam)
Đức 徳=> 正徳 Masanori (chính đức)
Chinh 征=> 征夫 Yukio (chinh phu)
Đông 冬 or 東=> 冬樹 Fuyuki (đông thụ)
Thành 誠 or 成 or 城=> 誠一 Sei'ichi
Bảo 保=> 守 Mori
Việt 越=> 悦男 Etsuo
Trường 長=> 春長 Harunaga (xuân trường)
An 安=> 靖子 Yasuko
Thu An 秋安=> 安香 Yasuka
Trinh 貞=> 美沙 Misa (mỹ sa)
Nga 娥=> 雅美 Masami (nhã mỹ), 正美 Masami (chính mỹ)
Nhã 雅=> 雅美 Masami (nhã mỹ)
Kiều 嬌=> 那美 Nami (na mỹ)
Thùy Linh 垂鈴=> 鈴鹿、鈴香、すずか Suzuka
Linh 鈴=> 鈴江 Suzue (linh giang)
Hiền 賢=> 静香, しずか Shizuka
Huyền 玄=> 亜美、愛美、あみ Ami
Đào 桃=> 桃子 Momoko
Hồng Đào 紅桃=> 桃香 Momoka (đào hương)
Chi 枝=> 智香 Tomoka (trí hương)
Lệ 麗 => 麗 Rei (lệ), Reiko
Nguyệt 月=> 美月 Mizuki (mỹ nguyệt)
Phương Quỳnh 芳瓊=> 香奈 Kana
Thúy Quỳnh => 美菜 Mina
Như Quỳnh 如瓊=> ゆきな, 雪奈 Yukina
Quyên 絹=> 夏美 Natsumi (vẻ đẹp mùa hè, các bạn hãy nhớ lại câu thơ của Nguyễn Du:
         Dưới trăng quyên đã gọi hè
  Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.)
Trâm => 菫、すみれ Sumire
Trân 珍=> 貴子 Takako
Vy 薇=> 桜子 Sakurako
Diệu 耀=> 耀子 Youko
Hạnh 幸=> 幸子 Sachiko
Yến (yến tiệc) 宴=> 喜子 Yoshiko
Hoàng Yến 黄燕=> 沙紀 Saki
Thiên Lý 天理=> 綾 Aya
Thy => 京子 Kyouko
Cách 4: Chuyển tên tiếng Nhật giữ nguyên cách đọc tiếng Việt
Mai => 舞, 麻衣 Mai
Hòa => 蒲亜 Hoa (=> Hoya)
Hoàng, Hoàn => 保安 Hoan (=> Moriyasu)
Khánh, Khang => 寛 Kan (=> Hiroshi)
Trường =>  住音 Chuon (=> Sumine)

Chuyển đầy đủ tên tiếng Việt qua tiếng Nhật
Bạn phải chuyển tên trước sau đó chọn họ một cách thật là phù hợp. Ví dụ:
Nguyễn Văn Nam => 佐藤 南 Satoh Minami
(vì họ 佐藤 là phổ biến nhất ở Nhật)
Ngô Văn Năm => 畑山 五郎 Hatayama Goroh
(vì là "ngô" nên chuyển qua là "ruộng trồng ngô" => "hatake" 畑)
Phan Văn Trị => 坂本 伸太郎 Sakamoto Nobutaroh
("trị" có cách đọc là "nobu", họ "phan" => "phản" 坂, "văn" =>太郎 hay 郎)
Hoàng Công Minh => 渡辺 正明 Watanabe Masaaki
Hồ Hoàng Yến => 加藤 沙紀 Katoh Saki
Đào Thúy Duyên => 桜井 ゆかり Sakurai Yukari
("đào" => anh đào => sakurai, "duyên" => yukari)
Lê Huyền Như => 鈴木 有希 Suzuki Yuki
("như" 如 có một âm đọc là "yuki", "lê" => cây lê => Suzuki)
Trần Việt Đông => 高橋 東行 Takahashi Hideyuki
Phạm Thanh Sang => 坂井 昭富 Sakai Akitomi
Các bạn cứ thế mà áp dụng nhé. Nếu có tên nào mà các bạn không tự chuyển được thì cứ comment bên dưới (hoặc comment trên Facebook) JCLASS sẽ chuyển giùm bạn.
Điều quan trọng ở đây là: Truyền tải đúng ý nghĩa và độ đẹp, sắc thái của tên bạn! Ví dụ "Huyền" là "Ami" thì "Nguyễn Thị Huyền" sẽ là "Satoh Amiko" vì chữ "ko" trong tiếng Nhật sẽ tương ứng với chữ "Thị" trong tiếng Việt.
Ngoài ra việc chọn tên là hoàn toàn TỰ DO, không ai có thể bắt bạn phải dùng tên này hay tên kia cả. Bạn có thể chọn tùy ý tên của mình sao cho đẹp nhé!

Cách học gõ tiếng nhật trên máy tính

go-tieng-nhat-tren-ban-phim
Học để gõ tiếng nhật hiêu quả nhất hiện nay
Bước 1: Máy bạn phải cài hỗ trợ cho ngôn ngữ Đông Á (tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung): Bạn vào Control Panel, Language and Regional Settings đánh dấu vào "Support for East Asian Languages", sau đó Windows sẽ nhắc bạn đưa đĩa cài Windows vào. (Nếu bạn không có đĩa cài thì bạn sẽ phải tải trên mạng về.) Nếu máy bạn có hỗ trợ rồi thì bỏ qua bước này.
Bước 2: Vào phần "Keyboard" thêm bàn phím tiếng  Nhật (Japanese Keyboard).
Bước 3: Để gõ tiếng Nhật chọn bàn phím tiếng Nhật, rồi chọn cách gõ Hiragana ở thanh ngôn ngữ (Language Bar). Chú ý là thanh ngôn ngữ chỉ hiện khi bạn đặt con trỏ trong vùng soạn thảo văn bản (như notepad, word, hay các ô nhập văn bản trên trình duyệt.)
Chú ý: Tiếng Nhật có kiểu gõ "kana", mỗi phím trên bàn phím sẽ tương ứng với một chữ luôn, ví dụ gõ phím "k" thì sẽ ra chữ "no" khi kiểu gõ "kana" được bật. Thông thường chúng ta sử dụng cách gõ "n" + "o" -> "no" (tắt kiểu gõ kana). Bạn có thể thấy nó giống như cách gõ TELEX và  VNI trong tiếng Việt vậy.

Để xem cách hướng dẫn có kèm hình ảnh:
Hướng dẫn cài đặt bộ gõ tiếng Nhật của top-globis.com (tiếng Việt)
Cách cài Japanese IME (mọi hệ điều hành Windows) của DECLAN (Tiếng Anh)
Japanese IME cho Office XP (phải cài Office XP trước) - Microsoft

Nếu bạn đam mê Google, bạn có thể xài thử Japanese IME của Google (có lẽ nội dung sẽ phong phú và dễ sử dụng hơn. Tôi cũng chưa xài thử.)
http://www.google.com/intl/ja/ime/
Sơ lược về cách gõ tiếng Nhật
Gõ hiragana: Chọn kiểu gõ hiragana. Về cơ bản thì để gõ chữ hiragana bạn cần gõ chữ cái tương ứng, ví dụ gõ "ka" (k + a) sẽ cho ra chữ ka hiragana: "k" + "a" = "か".
JCLASS sẽ hướng dẫn một số chữ phức tạp  hơn:
つ: tsu (hoặc tu)
ふ: fu (hoặc hu)
し: shi (hoặc si)
Để gõ các trường âm (như sha, shou, chou, jou,...)
しょ: sho     しょう: shou  ちょう: chou   じょう: jou   じょ: jo     ちゅ: chu  .....
りゅう: ryuu     りょ: ryo     りょう: ryou   みょう: myou .....
(Chú ý: しよう thì gõ thông thường: shi + you)
Gõ chữ を (đối cách):
や: ya    ゆ: yu   よ: yo   を: wo  .....
Hàng za, ji, zu, ze, zo:  Riêng じ có 2 cách gõ
ざ: za     ず: zu     じ: zi hoặc ji  .....
づ: du     じ:ji, zi   ぢ: di  .....
じゃ: ja   じゅ: ju   じゅう: juu  .....
Chữ nhỏ: Dùng x (hoặc "l") trước mỗi chữ
ぁ: xa (la)     ぃ: xi (li)    ぇ: xe     ぅ: xu    ぉ: xo
ゃ: xya (lya)    ゅ: xyu    ょ: xyo
Chữ "tsu" nhỏ (âm lặng): Gõ 2 lần phụ âm đứng sau
さっと: satto     じっし: jisshi    まっちゃ:maccha
Chữ "n" ( ん): Gõ "nn", nếu sau đó là phụ âm nối tiếp thì chỉ cần gõ một chữ "n" (nếu nguyên âm thì phải gõ hai lần "nn" nếu không sẽ thành "na", "ni",...)
くん: kunn
くんしゅ: kunshu (hoặc kunnshu với 2 chữ: "nn")
Gõ katakana:
Cách 1: Chọn kiểu gõ katakana.
Cách 2: Gõ Hiragana (đừng ấn Enter) rồi ấn F7.
Gõ kanji: Chọn kiểu gõ hiragana. Gõ xong cách đọc hiragana ấn phím cách (Space Bar) để chuyển đổi, IME sẽ hiện một danh sách để bạn chọn (ấn tiếp phím cách để chọn cụm từ tiếp theo, khi nào ưng thì ấn Enter).
Ví dụ: Để gõ chữ "Tự do" thì bạn gõ "j i y u u" sẽ được じゆう (đừng gõ Enter vội!), ấn phím cách thì sẽ hiện một danh sách, chọn chữ "自由" và ấn Enter.
Bài tập: Gõ "shinsei" rồi chọn chữ "神聖".
Về cơ bản, để gõ tiếng Nhật bạn phải gõ chữ hiragana trước rồi ấn phím cách (space bar) để chuyển đổi sang từ tiếng Nhật, bằng kanji như 食事 (bữa ăn), hay katakana như オウム (con vẹt) hay 食べる (ăn); sự chuyển đổi này gọi là 変換 (henkan, "biến hoán" = chuyển đổi).
Tất nhiên là sẽ có chuyển đổi nhầm (誤変換, gohenkan, "ngộ biến hoán"), ví dụ thay vì chuyển "seisei" thành 精製 (tinh chế) thì lại thành 生成 (sinh thành). Một số thuật ngữ phần mềm nhập tiếng Nhật (Japanese IME):
誤変換: Chuyển đổi nhầm
誤字: Chữ sai
脱字: Chữ sót (gõ thiếu)
誤字脱字: Chữ sai, chữ sót

Tại sao tôi hướng dẫn bạn cách gõ trên?
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi lại hướng dẫn bạn gõ:
つ: tsu thay vì tu
し: shi thay vì si
しょう: shou thay vì syou, v.v....
Đúng là có nhiều cách gõ, tuy nhiên tôi muốn các bạn gõ theo đúng cách phát âm, như vậy sẽ vừa nhớ cách gõ mà vừa nhớ cách phát âm luôn. Trong một bài khác tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách gõ ký hiệu bằng tiếng Nhật một cách đơn giản sử dụng Japanese IME, ví dụ:
Ngôi sao: ★☆ (hoshi)    Tứ giác: ◆ ◇ ■ (shikaku)    Hình tròn: ● ◎ (maru)      Chữ Hi Lạp: α (arufa) Ω (omega)    Chữ cái tiếng Nga: Ш (sha) ж (je)      Mũi tên: ↑ ⇔  (yajirushi)      Ký hiệu trong văn bản tiếng Nhật: ※ (kome = gạo)       Dấu toán học: ÷ (waru) × (dấu nhân chứ không phải chữ x nhé) (kakeru)
Hẹn gặp vào bài sau.

Tham khảo: Gõ tiếng Nhật qua trang web (không cần cài)
Trang này là http://ajaxime.chasen.org/, bạn vào và ấn nút "IME On/Off" để bật IME lên. Bạn có thể vào trang này qua đường link ở phần "CÔNG CỤ HỌC TIẾNG NHẬT" trên trang web SAROMA.

Kiểu gõ KANA tiếng Nhật
Kiểu gõ KANA là bạn ấn một phím và ra chữ tương ứng luôn, ví dụ phím số 1 là ぬ, phím "w" là て, phím "h" là く. Gõ theo cách này thì nhanh nhưng chúng ta sẽ không quen. Ngoài ra, bàn phím kiểu này bạn phải mua ở Nhật nó mới in chữ kana tương ứng với mỗi phím.
Nếu bạn vô tình bật chế độ gõ "KANA" thì bạn không thể gõ kiểu "TELEX" (tức là "s" + "a" = さ sa) được. Bạn chỉ cần ấn vào nút KANA là chuyển lại được.
Nút KANA: xem hình dưới đây


Nút "KANA" ở ngay dưới "CAPS"

Bạn có thấy nút KANA không? Nó rất nhỏ và ở dưới nút "CAPS". (Nếu bạn không thấy thì có thể nó bị ẩn đi và chỉ cần ấn vào mũi tên để hiện các mục của thanh ngôn ngữ.)

Học Số đếm trong tiếng nhật

so-dem-trong-tieng-nhat
Hawaii giới thiệu bài học về số đếm trong tiếng nhật các bạn có thể tham khao như sau :
Đếm từ 1 tới 10
Chắc các bạn ai cũng biết đếm từ 1 tới 10:
一 二 三 四 五 六 七 八 九 十
ichi - ni - san - shi/yon - go - roku - shichi/nana - hachi - kyuu (ku) - juu

Chú ý là số 4 và số 7 có tới 2 cách đọc, vậy khi nào dùng "yon" ("bốn"), khi nào dùng "shi" ("tứ")? Phần lớn trường hợp bạn sẽ chỉ dùng "yon" cho số 四:
四回 yon-kai = bốn lần
四階 yon-kai = lầu bốn, tầng bốn
四百 yon-hyaku = bốn trăm
Số bảy 七 (mà các bạn có thấy số này là số 7 lộn ngược không nhỉ?) cũng vậy, phần lớn dùng "nana":
七回 nana-kai = bảy lần
七階 nana-kai = lầu bảy
七百 nana-hyaku = bảy trăm

Vậy "shi" và "shichi" dùng thế nào? Đó thường là dùng khi đơn thuần là đếm, như trong quyền anh hay đếm số động tác bạn đã thực hiện (karate chẳng hạn) thì sẽ đếm là "ichi ni san shi go roku shichi hachi kyuu juu".
Bạn cũng nên nhớ là số chín 九 có thể đọc là "ku" nữa, ví dụ:
19日(十九日) juu-ku nichi = ngày 19
19日(十九日) juu-kyuu nichi = ngày 19
Số 10 (十) cũng có thể đọc là "ju" thay vì "juu" hay "じっ" với âm lặp ("tsu" nhỏ):
十分 juppun = 10 phút
十分 juu-fun = 10 phút
十分 (じっぴん) jippun = 10 phút
Nhìn chung, có nhiều cách đọc vì số đếm thì quan trọng nhất là đọc nhanh và dễ dàng, người Nhật sẽ đọc sao cho thuận miệng nhất có thể. Bạn cũng phải làm quen với việc này khi học số đếm tiếng Nhật.

Số 0
Số 0 không phải là thứ dễ dàng để người ta phát minh ra, bằng chứng là số La Mã không có số 0. So với các con số khác thì số 0 mãi sau này mới ra đời. Trong tiếng Nhật, số 0 thường được mượn từ tiếng Anh là "Zero" thành ゼロ. Ngoài ra còn dùng chữ kanji "LINH" 零 đọc là "Rei". Tuy nhiên, trong số đếm thì người Nhật dùng "zero", còn "rei" sẽ dùng nhiều trong từ ghép kanji (熟語 jukugo thục ngữ) như:
零度 reido (linh độ) = 0℃ (nhiệt độ không độ C)
Khi viết thành văn tự, số 0 ("rei") sẽ viết là 〇 (để viết số không này thì bạn gõ "zero"), ví dụ:
Ba mươi = 三〇 (san-juu)

Chữ số trong văn tự, khế ước
Trong văn tự, khế ước bạn không thể dùng các con số 一,二,三,十. Ví dụ, bạn vay tiền Takahashi và để lại giấy vay tiền như sau:
"Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 一 lượng vàng và 十 lượng bạc" (tức là một lượng vàng và mười lượng bạc)
Anh Takahashi này, vốn rất giỏi làm giả giấy tờ, sẽ chữa lại bằng cách thêm vài nét thành:
"Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 三 lượng vàng và 千 lượng bạc" (tức ba lượng vàng và ngàn lượng bạc)
Thế là tự nhiên số nợ của bạn bị đội lên gấp nhiều lần, thậm chí còn khiến bạn phá sản. Để tránh như vậy, người Nhật (và người China) sẽ dùng thay thế các chữ trên thành các chữ sau:
一 thành 壱
二 thành 弐
三 thành 参
十 thành 拾
Nhân tiện nói luôn, chữ 万 "man" (vạn) có chữ cổ là 萬, trong các bài thơ cổ của Việt Nam đều dùng chữ "vạn" 萬 này.


Số đếm thuần Nhật
"Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chin, mười" thực ra là cách đếm thuần Việt. Còn cách đếm mượn phải là "nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập". Còn người Nhật lại thường dùng cách đếm mượn là "ichi, ni, san, shi, go, roku, shichi, hachi, kyuu, juu". Tuy nhiên, người Nhật cũng dùng cách đếm thuần Nhật trong nhiều trường hợp đếm với lượng từ chỉ đếm, ví dụ đếm "cái" (một cái, hai cái, ba cái, ...). Cách đếm thuần Nhật là như sau:
ひとつ,一つ hito-tsu = một cái
ふたつ,二つ futa-tsu = hai cái
みつ,三つ mi-tsu = ba cái
よつ,四つ yo-tsu = bốn cái
いつつ,五つ itsu-tsu = năm cái
むつ,六つ mu-tsu = sáu cái
ななつ,七つ nana-tsu = bảy cái
やつ,八つ ya-tsu = tám cái
ここのつ,九つ kokono-tsu = chín cái
とお,十 too = mười

Đếm số từ 11 tới một trăm triệu ngàn tỷ!
Công thức đếm từ 11 tới 19:
十 juu + [ichi, ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu/ku]
Không dùng "shi" cho 4 và ít dùng "shichi" cho 7. Ví dụ, "mười chín" sẽ là "juukyuu" hay "juuku", viết là "19" hoặc "十九". "十九" là cách viết giống như viết bằng chữ "mười chín" trong tiếng Việt vậy.

Công thức đếm 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90:
[ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu] + 十 juu
Ví dụ: 九十 kyuujuu = chín mươi

Công thức đếm 21 => 29:
二十 nijuu + [ichi, ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu/ku]
Ví dụ 25 (二十五) = nijuu-go
Đếm hàng 30, 40, .... cũng không khác.

Đếm "trăm":
Một trăm: 百 hyaku (kanji: bách)
Hai trăm, bốn trăm, năm trăm, bảy trăm, chín trăm:
[ni, yon, go, nana, kyuu] + 百 hyaku
Ba trăm: 三百 = さんびゃく = sanbyaku, vì "san" kết thúc bằng "n" nên có biến âm từ "h" thành "b".
Sáu trăm: 六百 = ろっぴゃく = roppyaku, vì "roku" kết thúc là "ku" nên biến thành lặp cho dễ đọc
Tám trăm: 八百 = はっぴゃく = happyaku, vì "hachi" kết thúc là "tsu/chi" nên biến thành lặp cho dễ đọc

Đếm con số có hàng trăm: Cứ đếm hàng trăm trước rồi hàng chục rồi hàng đơn vị
Ví dụ: 325 sẽ đếm là "ba trăm" (san-byaku) "hai mươi lăm" (nijuu-go) => sanbyaku nijuu-go.
Hoàn toàn chẳng có gì khó khăn đúng không?

Đếm hàng ngàn
Một ngàn: 千 sen (kanji: thiên), chú ý là không có "ichi" nhé
Hai ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, sáu ngàn, bảy ngàn, chín ngàn:
[ni, yon, go, roku, nana, kyuu] + 千 sen

Ba ngàn: 三千 sanzen (biến âm "s" => "z" do đi sau "n")
Tám ngàn: 八千 hassen (biến âm thành lặp do "chi" đi trước "s")

Đếm số hàng ngàn: Cứ đếm từng hàng một
Ví dụ 6230 => "sáu ngàn" (rokusen) "hai trăm" (nihyaku) "ba mươi" (sanjuu) => "roku-sen ni-hyaku sanjuu". Viết chữ: 六千二百三十

Đếm hàng VẠN
[1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10] + 万 man
Chú ý là "một vạn" đếm là "ichi man" chứ không phải là "man" không như trường hợp đếm một ngàn (sen) nhé. Ngoài ra, tiếng Nhật sẽ đếm theo cơ bản là "vạn" (bốn số 0) chứ không phải hàng ngàn (ba số 0) như Việt Nam nên có số "mười vạn (juuman)", trong khi tiếng Việt phải đếm là "một trăm ngàn".
Ví dụ: 39674 => san-man kyuu-sen roppyaku nana-juu yon, viết chữ: 三万九千六百七十四

Tiếng Nhật: Đếm hàng 4 con số # Tiếng Việt: Đếm hàng 3 con số
Các bạn cần chú ý là tiếng Nhật đếm hàng 4 con số, còn tiếng Việt đếm hàng 3 con số. Tiếng Việt sẽ dùng đơn vị đếm là "ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ". Tất nhiên là số từ hàng trăm trở xuống hay các số lẻ xen kẽ thì đếm là "trăm, mươi, [đơn vị]".
Còn người Nhật sẽ đếm theo hàng các hàng sau:
万 man = vạn, 10^4 (chục ngàn)
億 oku = ức, 10^8 (trăm triệu)
兆 chou = triệu, 10^12 (triệu triệu)
Các hàng lớn hơn: Tham khảo wekipedia
Dưới đây tôi tổng kết cách đếm các số lớn từ tiếng Việt sang tương ứng tiếng Nhật:
Ngàn: 千 sen
Mươi ngàn (chục ngàn, 10^4): 万 man
Trăm ngàn (10^5): 十万 juu-man
Triệu (10^6): 百万 hyaku-man
Mươi triệu (chục triệu): 千万 sen-man
Trăm triệu (10^8): 億 oku
Tỷ: 十億 juu-oku
Mươi tỷ (chục tỷ): 百億 hyaku-oku
Trăm tỷ: 千億 sen-oku
Ngàn tỷ (10^12): 兆 chou
Mươi ngàn tỷ: 十兆 juu-chou
Trăm ngàn tỷ: 百兆 hyaku-chou
Triệu tỷ: 千兆 sen-chou
Một trăm triệu ngàn tỷ sẽ là 10^16, là 一京 (ikkei, nhất kinh).

Đếm ngày, đếm tuổi, đếm người
Đếm ngày ở đây là ngày mấy, mùng mấy, chứ không phải là "mấy ngày". Người Nhật sẽ dùng con số thuần Nhật để đếm từ "mùng một" cho tới "mùng mười".
Mùng một: 一日,ついたち tsuitachi
Mùng hai: 二日,ふつか futsuka
Mùng ba: 三日,みっか mikka
Mùng bốn: 四日,よっか yokka
Mùng năm: 五日,いつか itsuka
Mùng sáu: 六日,むいか muika
Mùng bảy: 七日,なのか nanoka
Mùng tám: 八日,ようか youka
Mùng chín: 九日,ここのか kokonoka
Mùng mười: 十日,とおか tooka
Bạn có thể thấy ngày bốn và ngày tám dễ nhầm với nhau (yokka với youka), "ngày năm" 五日 itsuka cũng dễ nhầm với いつか "itsuka" = "khi nào đó" (Chỉ thời điểm không xác định cụ thể như trong câu "必ずいつか故郷へ帰るよ Kanarazu itsuka furusato e kaeru yo" = "Nhất định có một ngày tôi sẽ về quê đấy").
Từ ngày 11 trở đi: Đếm như số đếm thông thường
[Số đếm] + 日 nichi
Ví dụ ngày 14 là "juu yon nichi".
Tuy nhiên riêng ngày 20 là đặc biệt:
Ngày hai mươi: 二十日,はつか hatsuka

Đếm ngày, đếm tháng, đếm năm
"Năm 2012" thì sẽ là "2012年" (ni-sen juu-ni NEN), còn "8 năm" sẽ là 八年間(8年間) = "hachi nenkan". "Năm thứ tám" sẽ là "八年目 hachi-nen ME" ("me" dùng để đếm thư mấy). "Ngày thứ hai" (không phải Monday nhé) sẽ là "二日目 futsuka-me".
Đếm số thứ tự tháng thì dùng "月 gatsu", ví dụ "Tháng 12" = 12月 juu-ni gatsu.
"Mười hai tháng" thì dùng "ヶ月 ka getsu" (hay có thể viết là 箇月,ヵ月,か月), chú ý là mặc dù viết là chữ "ke" katakana nhỏ nhưng đọc là "ka" (có lẽ là do viết chữ "ka" nhỏ nhìn giốn "ke" quá nên viết thành "ke" cho nhanh).
Tuần sẽ là "週間 shuukan". Đếm ngày thì như nói ở bên trên.
Ví dụ về nói ngày tháng năm:
Ngày 15 tháng 9 năm 2010, đã 10 năm kể từ khi tôi bước chân ra đi.
2010年9月15日,旅に出てからもう10年間.
Ni-sen-juu-nen ku-gatsu juu-go-nichi, tabi ni dete kara mō juu-nenkan.
Ngay từ năm thứ hai đã có biến cố lớn.
2年目から大きな出来事があった.
Ni-nen-me kara ōkina dekigoto ga atta.
Biến cố này kéo dài suốt hai năm.
この出来事はずっと2年間続いていた.
Kono dekigoto wa zutto ni-nenkan tsudzuite ita.
Nó làm tôi như già đi hàng chục tuổi.
それは私に何十歳も年をとらせたようだ.
Sore wa watashi ni nan jū-sai mo toshi o toraseta you da.

Đếm tuổi
Thì cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần "[Số đếm] + 歳 sai" (kanji: TUẾ), ví dụ "một tuổi" là "issai". Riêng "hai mươi tuổi" thì đặc biệt:
Hai mươi tuổi: 二十歳,はたち hatachi

Đếm người
Một người, hai người thì đếm theo thuần Nhật thành "一人,ひとり hitori", "二人,ふたり futari" còn từ 3 người trở lên thì là "[Số đếm] + 人 nin".

Đếm số ngày
Một ngày: 一日,いちにち ichi-nichi
Hai ngày: 二日間,ふつかかん futsukakan
Ba ngày ~ mười ngày: Như đếm ngày mấy thêm 間 "kan"
11 ngày trở lên: Như đếm ngày mấy
Hai mươi ngày: 二十日間 hatsukakan

Diễn tả số lượng hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn (số lớn không đếm xuể)
Ví dụ "Hàng ngàn người đã tập trung ở quảng trường": Dùng công thức dưới đây.
[Số đếm] + [Lượng từ ] + も mo
Hàng ngàn người đã tập trung ở quảng trường = 何千人もの人は広場に集まった Nan-sen nin mo no hito wa hiroba ni atsumatta
Hàng chục xe hơi đã gặp sự cố = 自動車は何十台もトラブルに遭った Jidousha wa nan-juu-dai-mo toraburu ni atta
Về lượng từ thì các bạn xem dưới đây, ở đây lượng từ đếm người là "人 nin", lượng từ đếm xe / máy móc là "台 dai".

LƯỢNG TỪ TIẾNG NHẬT
Giả sử bạn nói "ba chiếc xe hơi / ba cái xe hơi" thì bạn sẽ nói trong tiếng Nhật là thế nào? "San jidousha"? "Mitsu no jidousha"? "Mitsu no kuruma?"
Thật ra tiếng Nhật có lượng từ riêng để đếm máy móc, xe cộ, đó là: 台 dai.
Ba chiếc xe hơi = 車三台 kuruma san-dai
Dưới đây tôi liệt kê một số lượng từ hay dùng:
Đếm người: 人 nin
Đếm người lịch sự (khách hàng, đối phương, v.v...): 名 mei
Đếm máy móc, xe cộ: 台 dai
Đếm tờ (giấy): 枚 mai
Đếm số bộ (bộ hồ sơ): 部 bu
Đếm quyển (sách): 冊 satsu
Đếm cây, que (vật dài như ô, dù, que kem): 本 hon (một cây = 一本 ippon)
Đếm số lần: 回 kai, ví dụ "ba lần = 三回 sankai"
Đếm lầu (tầng): 階 kai (kanji: giai (giai cấp)), chú ý "tầng ba" sẽ là "三階" san-gai khác với "ba lần sankai" ở trên, còn các lầu khác thì phát âm giống
Đếm cửa hàng, nhà mặt tiền: 軒 ken (kanji: hiên)
Đếm số kiện, số vấn đề: 件 ken
Đếm bìa đậu: 丁 chou ("đinh")
Đếm giờ: 時間 jikan ("thời gian")
Đếm phút: 分 fun
Đếm giây: 秒 byou
Đếm con vật: 匹 hiki (một con: ippiki)
Đếm gà, gia cầm: 羽 wa ("vũ" = cánh)
Đếm gia súc: 頭 tou ("đầu")
Đếm số lần lớn hơn: 倍 bai ("bội")
Đếm cái/chiếc: 個 ko ("cá")
Đếm số đêm thuê nhà nghỉ / khách sạn: 泊 haku (một đêm: ippaku)
Đếm số ghế (xe hơi): 席 seki ("tịch")
Đếm số toa xe, toa tàu: 車両 sharyou ("xa lưỡng")
Đếm số bữa ăn: 膳 zen ("thiện" = bữa ăn, khác với 善 "thiện" nhé)
Đếm giọt chất lỏng: 滴 teki
Đếm số cách làm: 通り toori
Đếm số thư: 通 tsuu
Đếm số điểm (điểm, vấn đề): 点 ten
Đếm số loại: 種類 shurui
Tham khảo thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_counter_word

Có phức tạp quá với bạn không? Bạn sẽ tự hỏi có cách nào đơn giản hơn không? Takahashi sẽ hướng dẫn các bạn cách đơn giản hơn.

Cách đơn giản hóa lượng từ tiếng Nhật
Ví dụ bạn dùng là "cái" hết, tức là "tsu", ví dụ hai xe hơi sẽ là:
二つの車,車二つ / futatsu no kuruma, kuruma futatsu
Một số cái bạn dùng số đếm trực tiếp, ví dụ:
Hai công ty: 二社 nisha
Ba nhà máy: 3工場 san-koujou
Hai loại: 2種類 ni shurui
Nếu các bạn không chắc về lượng từ thích hợp thì hãy dùng "つ tsu" là an toàn nhất.

Nếu bạn nắm rõ lượng từ, bạn sẽ có thể diễn đạt tự nhiên hơn, ví dụ "Tôi muốn mua hai bìa đậu" sẽ là 「豆腐を2丁買いたいです.」 (Toufu wo ni-chou kaitai desu). Còn nếu bạn nói 「豆腐を二つ買いたいです」 (Toufu wo futatsu kaitai desu) thì chắc người bán vẫn hiểu thôi, nhưng lại thành ra "Tôi muốn mua hai cái đậu phụ" mất.
Hay là nếu bạn hai mươi tuổi mà nói là "二十歳 nijussai" thì cũng chẳng có vấn đề gì lắm, mặc dù đúng ra phải là "二十歳 hatachi".


Đếm "nửa" 1/2 半 han
Nửa sẽ đếm bằng "半" (han, kanji: BÁN), ví dụ: 2年半 ninenhan hai năm rưỡi, 1時間半 ichi-jikan-han = một giờ đồng hồ rưỡi.
Chú ý là 1時半 ichi-ji-han là thời điểm một giờ rưỡi nhé.
Nửa ngày 半日 han-nichi
Nửa giờ 半時間 han-jikan
Nửa tháng 半月 han-tsuki còn 半月 han-getsu là "bán nguyệt" (mặt trăng bán nguyệt hay hình bán nguyệt)
Một nửa 半分 hanbun (BÁN PHÂN) / 半 han
Nửa năm 半年 hantoshi
Nửa đời 半生 hansei (BÁN SINH)
Nửa hình tròn / Bán viên = 半円 han-en
Công thức: 半 han + [Tên]

Đếm hoa
一輪 ichi-rin (NHẤT LUÂN): Đếm bông hoa đã nở
一本 ippon đếm bông hoa cả cuống
一枝 isshi (NHẤT CHI) đếm cành hoa
一束 issoku (NHẤT THÚC) đếm bó hoa = 一束 hitotaba một bó
Nhân xưng trong tiếng nhật 
Ngôn từ trong tiếng nhật

Diễn tả ngôn từ phương hướng trong tiếng nhật

khi học tiếng nhật thì những ngôn từ liên quan tới phướng được trung tâm tiếng nhật Hawaii chia sẻ như sau :
cach-hoc-tieng-nhat-hieu-qua-nhat-hien-nay

Ví dụ về phương hướng trong tiếng Nhật
ここに来て!Koko ni kite!
Bạn đến đây đi!
学校に行ってきます!Gakkkou ni itte kimasu!
Con đi học đã!
買い物に行きます!Kaimono ni ikimasu!
Tôi đi chợ đây!

Phương hướng của hành động di chuyển trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật 来る kuru và 行く iku là động từ hay gặp trong tiếng Nhật và rất hay gây nhầm lẫn. Bạn cần ghi nhớ là:
kuru: đến, tới; (khi ai đó hay thứ gì đó đến chỗ bạn đang ở)
iku: đi
Sự nhầm lẫn hay ở dạng sau:
Tôi đang đến đây!
I'm coming!
来ていますよ!Kite imasu yo!
Thực ra phải là: 行っていますよ!Itte imasu yo!
Vì "kuru" chỉ dùng cho việc có một ai đang đến chỗ của bạn, chứ không thể dùng cho "tôi" như trong tiếng Việt hay tiếng Anh.
Như vậy "kuru" không hẳn là "đến, tới" của tiếng Việt (hay "come" của tiếng Anh) nên các bạn cần chú ý khi dịch nhé.

Dùng "kuru", "iku" kết hợp với động từ dạng "te" để diễn tả phương hướng
買い物に行きます!Kaimono ni ikimasu!
Tôi đi chợ đây.
買い物に行ってきます!Kaimono ni itte kimasu!
Tôi đi chợ đã.
Hai câu trên là khác nhau. Câu đầu là chỉ đơn thuần là việc "đi chợ", còn câu hai hàm ý là "đi chợ và sẽ quay lại" (kimasu = đến đây, về đây).
Bạn có thể thấy là đang ngồi bàn tiệc người ta hay xin phép đi vệ sinh như sau:
すみませんが、ちょっとお手洗いに行ってきます!Sumimasen ga, chotto otearai ni itte kimasu!
Nếu bạn nói là "Otearai ni ikimasu" thì cũng hơi lạ vì có vẻ bạn sẽ không quay lại bàn nữa!

Đã làm gì cho tới nay với "shite kita", từ nay sẽ làm gì với "shite iku"
この計画を進めていきます。Kono keikaku wo susumete ikimasu.
Từ nay tôi sẽ thực hiện kế hoạch này.
Ở đây "ikimasu" là chỉ một hành động gì diễn ra từ đây trở đi.
日本語を勉強していく Nihongo wo benkyouu shite iku:Từ nay sẽ học tiếng Nhật

Ngược lại, để chỉ từ trước tới nay làm việc gì thì dùng "~ shite kita":
私は日本に留学してきた。Watashi wa Nihon ni ryuugaku shite kita.
Tôi đã đi du học Nhật Bản về đây.
ご飯を炊いてきた。Gohan wo suite kita.
Tôi vừa nấu xong cơm đến đây.
"~ te kita" (Lịch sự: ~ te kimashita) là chỉ bạn đã làm việc gì xong, tính đến "thời điểm này". Tức là "kuru" thay vì chỉ việc bạn "đến đây" về mặt không gian thì ở đây là về mặt thời gian ("đến nay").

Làm sao dịch cho xuôi?
Các bạn có thể tham khảo các ví dụ ở trên và các ví dụ dưới đây:
日本語を勉強していきたい!Nihongo wo benkyou shite ikitai!
Tôi muốn học tiếng Nhật từ nay trở đi.
日本語を勉強してきた。Nihongo wo benkyou shite kita.
Tôi đã học tiếng Nhật đến giờ.

Chuyển động hướng về mục tiêu với "mukau"
Chỉ phương hướng di chuyển với mukau 向かう
向かう dùng để chỉ bạn hay ai đó đang hướng đến một địa điểm nào đó, ví dụ:
大学を向かっています。Daigaku wo mukatte imasu.
Tôi đang đi về phía trường đại học.
台風は北海道へ向かっている。Taifuu wa Hokkaidou e mukatte iru.
Bão đang hướng về phía Hokkaido.

Bạn có thể dùng kết hợp với iku, kuru để diễn tả vị trí tương quan
公園へ向かって行きます。Kouen e mukatte ikimasu.
Tôi sẽ đi về phía công viên.
蜂の群れは向かってきます!逃げましょう!Hachi no mure wa mukatte kimasu! Nigemashou!
Đàn ong đang bay về phía chúng ta! Hãy chạy trốn thôi!

"Kuru", "iku" là để chỉ sự di chuyển tương đối so với người nói
来る kuru, 行く iku dùng để chỉ hướng di chuyển so với vị trí người nói
Ví dụ:
出て来い!Dete koi!
Ra đây!
(Khi bạn đang ở ngoài sân, còn đối tượng ở trong nhà)
出て行け!Dete ike!
Cút ra đi!
(Khi bạn và đối tượng đều đang ở trong và bạn muốn đuổi hắn ra)

Rời đi
Rời khỏi đâu đó: 去る (saru)
Thường dùng ở dạng: 去っていく satte iku (kết hợp với "iku" thành "satte iku")
彼はさよならと言って去っていった。Kare wa sayonara to itte satte itta.
Anh ấy nói tạm biệt rồi đi mất.
彼女はふるさとを去った。Kanojo wa furusato wo satta.
Cô ấy rời quê hương đi.

Kết luận về phương hướng chuyển động trong tiếng Nhật:
Về cơ bản, "kuru" = "đến, tới" và "iku" = "đi" nhưng cách dùng hơi khác tiếng Việt trong một số trường hợp ("Tôi đến đây" thì phải dùng "iku" vì bạn đang đi từ chỗ bạn chứ không phải có gì đi đến chỗ bạn.)
Để chỉ đang hướng về phía nào đó có thể dùng "mukau", để chỉ rời đâu đó có thể dùng "saru".
Kết hợp động từ dạng "te, de" với "kuru", "iku" để chỉ phương hướng hoặc chỉ đã làm gì tới lúc này hay từ lúc này trở đi sẽ làm gì.
Nhân xưng trong tiếng nhật 
học cách viết tăt noi tăt trong tiếng nhật

Nhân xưng trong tiếng nhật hiện nay

Trung tâm tiếng nhật giới thiệu bài học nhân xưng trong tiếng Nhật và cách sử dụng. Các bạn có thể thấy là khác với tiếng Anh, tiếng Nhật cũng sử dụng nhân xưng khác nhau tùy hoàn cảnh nói chuyện, cách người nói nhìn nhận về bản thân và quan hệ giữa người nói và người nghe như tiếng Việt.
nhan-xung-trong-tieng-nhat

Danh sách nhân xưng trong tiếng Nhật

Nhân xưng thứ nhất và thứ hai trong tiếng Nhật
私=わたし=watashi
"Tôi": Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự, trang trọng. Ví dụ khi bạn gặp người lạ, hoặc với người lớn tuổi hơn.
Số nhiều là: 私たち(わたしたち、watashi-tachi)

あなた=anata
Nghĩa: Anh, chị, bạn, ông, bà.
"Anata" là cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm, hoặc là cách gọi thân mật của người vợ với chồng.
Đây là cách gọi lịch sự với người mới quen, trong văn viết thì sẽ dùng chữ kanji là 貴方 (quý phương, anata) cho nam và 貴女 (quý nữ, anata) cho nữ. Chú ý là trong văn viết bạn không nên dùng chữ hiragana あなた trừ khi muốn gọi thân mật.
Số nhiều dạng lịch sự: 貴方がた(あなたがた、anatagata)= Quý vị, quý anh chị
Số nhiều dạng thân mật hay suồng sã: あなたたち(anatatachi)= Các bạn, các người
Các bạn cần chú ý là anata là dạng hết sức lịch sự, nhất là dạng số nhiều "anatagata" (các anh, các chị, các vị).

君=きみ=kimi
"Em": Cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn.
Bạn trai gọi bạn gái, thầy giáo gọi học sinh, người lớn tuổi hơn gọi đàn em.
君がそばにいなくて僕はさびしい。
Không có em bên cạnh anh rất cô đơn.

私=わたくし=watakushi
"Tôi" ở dạng lịch sự hơn "watashi", dùng trong các trường hợp buổi lễ hay không khí trang trọng.
Số nhiều: 私ども (watakushi domo)
Đây là cách xưng hô khiêm tốn nhất cho nhân xưng thứ nhất.

僕=ぼく=boku
"Tôi": Dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật, ví dụ trong gia đình ("con", "cháu"), với thầy giáo ("em"), với bạn bè ("tôi", "tớ"), với bạn gái ("anh"). Chú ý là đây là dạng thân mật nhưng không hề suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi.

あたし=atashi
Là cách xưng "tôi" mà phụ nữ hay dùng. Giống "watashi" nhưng điệu đà hơn.

俺=おれ=ore
"Tôi, tao, tớ": Dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn hay dùng như "tao" là cách xưng hô ngoài đường phố.
Đây là cách mà những kẻ đấm đá ngoài đường hay xã hội đen thường xuyên nói, được coi là cách nói không lịch sự.
Tuy nhiên trong tiếng Nhật bạn trai có thể dùng "ore" với bạn gái và gọi bạn gái là "omae" ("mày").

お前=おまえ=omae
"Mày", "cậu" (bạn bè): Dùng cho đường phố. "Mae" là trước mặt, omae tạo thành danh từ chỉ người đứng trước mặt. Còn gọi chệch là おめえ (omee).
Bạn trai có thể gọi bạn gái không lịch sự là "omae".

手前=てまえ hay てめえ = temae, temee
"Mày" ở dạng còn mạnh hơn hơn "omae". Không nên dùng từ này trừ trong tình huống chửi bới.
Đây là cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai.

わし=washi
"Lão": Cách xưng "tôi" của người già, các bạn xem truyện tranh chắc hay thấy.

我々=われわれ=wareware
"Chúng ta": Bao gồm cả người nghe. "Watashi tachi" là "chúng tôi", không bao gồm người nghe.
Ví dụ:
我々サイゴン人は繊細な心を持っている人間です。
Chúng ta, những người Sài Gòn, là những người có tâm hồn nhạy cảm.

諸君=しょくん=shokun
(kanji: "chư quân")
"Các bạn": Xưng hô lịch sự với đám người ít tuổi hơn, như vua nói với binh lính, thầy giáo nói với học sinh, v.v...
Đây là cách nói khá văn chương, kiểu cách. Dạng lịch sự hơn sẽ là "anata gata".

Nhân xưng ngôi thứ ba và cách xưng hô với ngôi thứ 2 trong tiếng Nhật
彼=かれ=kare
Nghĩa: Anh ấy, anh ta
Dùng gọi nam giới ngôi thứ ba. "~san" sẽ là dạng lịch sự hơn. "Kare" là cách gọi trung lập.
Số nhiều: 彼ら=かれら=karera
Chú ý là "kare" cũng dùng để chỉ "bạn trai", cách nói âu yếm hơn là "kareshi" (彼氏).
私の彼:Bạn trai tôi

彼女=かのじょ=kanojo
Nghĩa: Cô ấy, cô ta
Giống "kare" nhưng dùng cho nữ.
ぼくの彼女:Bạn gái của tôi

~さん=~san
Cách gọi thông thường với ai đó "Anh", "chị", "ông", "bà".
鈴木さん:Chị Suzuki
佐藤さん:Anh Satoh
高原さん:Ông Takahara
Đây là cách dùng thông thường với người lớn tuổi hơn, hay với người mà bạn không thân thiết lắm. Các bạn có thể dùng cách này để gọi người nghe hay gọi người nào đó với người nghe.

~氏 = ~shi
Đây là dạng cứng hơn (lịch sự trang trọng hơn) của "~san", thường dùng trong văn bản (cách nói cứng và chính thống). Ví dụ:
鈴木氏 Suzuki-shi: Ông/bà Suzuki
Đây là cách nói TRUNG LẬP (khách quan, không chứa đựng cảm xúc) về người thứ ba, không gọi người đối diện là "~shi" nhé.

~君=~くん=~kun
"Bạn", "em" dùng để gọi bạn bè hay người nam dưới tuổi bạn. Các bạn nữ có thể gọi các bạn nam cùng lớp hay cùng nhóm. Có thể gọi "em" với người nam nhỏ tuổi hơn. Các bạn có thể dùng cách này để gọi người nghe hay gọi người nào đó với người nghe.
加藤君:Bạn Katoh

~ちゃん=~chan
Giống như "~kun" nhưng gọi cho nữ. Có thể dịch là "em", hay "bé".
マイちゃん:bé Mai

~様=~さま=~sama
Cách gọi lịch sự "ông", "bà", "ngài", "quý bà". Cách gọi này lịch sự hơn "~san".
Ví dụ: 高橋様 = Ngài Takahashi
Các bạn có thể dùng cách này với người mới quen mà bạn tôn kính, hay mối quan hệ công việc. Thường dùng để gọi trực tiếp người nghe.
お客様:Quý khách (okyaku sama)

~殿=~どの=~dono
(kanji: "điện")
Cách gọi lịch sự nhất với người nghe, trên cả "~sama". Sử dụng trong hoàn cảnh cực kỳ trang trọng.

お宅=おたく=otaku
"Otaku" vốn là từ dùng để gọi nhà của ai một cách lịch sự (taku = nhà, tư dinh), trong xưng hô là cách nói kiểu cách như kiểu "các hạ". Cách này là cách nói hết sức kiểu cách, thường hay dùng trong văn hóa "otaku" là văn hóa của những người đam mê manga Nhật Bản (trong đó các nhân vật gọi nhau hết sức kiểu cách.)

Các cách gọi người thứ ba không có mặt trong tiếng Nhật
人=ひと=hito
Cách gọi thông thường, ví dụ:
その人:Người đó
安藤さんという人:Người gọi là anh Andoh

方=かた=kata
Cách gọi lịch sự. "Ngài ấy", "bà ấy", "quý cô đó".
その方:Quý bà đó
安藤さんとい方:Người gọi là anh Andoh
Bạn nên dùng cách này để gọi người của đối phương.
Số nhiều: kata gata (gata là để cấu tạo số nhiều dạng tôn kính)

もの=mono
弊社の安西というものが対応いたします。
Anzai của công ty chúng tôi sẽ giải quyết.
Tên + "to iu mono" là cách gọi khiêm nhường người thuộc bên người nói, chú ý là trong trường hợp này chỉ dùng tên không mà không phải dạng "~san".

あいつ=aitsu
"Thằng đó", "hắn": Chỉ người thứ 3. Đây là cách gọi khinh miệt.
Số nhiều: あいつら (aitsura) bọn nó

こいつ=koitsu
"Thằng này": Gọi người nghe một cách khinh miệt

そいつ=soitsu
"Thằng đó": Gọi khinh miệt một người thứ 3 không có mặt

この野郎=このやろう=kono yarou
"Thằng chó này": Cách gọi nhục mạ người đối diện
(Tham khảo: ばか野郎=baka yarou = "thằng ngu, thằng ngốc" cũng là một cách gọi nhục mạ)
"yarou" là cách gọi miệt thị, ví dụ "sono yarou",...

Cấu tạo số nhiều nhân xưng và cách gọi trong tiếng Nhật
Dạng lịch sự: Thêm "gata"
貴方がた: Quý vị, các bạn
方々(かたがた): Những người (dạng lịch sự hơn 人々 hitobito)

Dạng thông thường: Thêm "tachi"
あなたたち:Mấy người, các người
安西さんたち:Nhóm chị Anzai
子供たち:Lũ trẻ
友達(ともだち):Bạn bè
兵士たち:Những người lính
その人たち:Những người đó

Dạng suồng sã: Thêm "ra"
彼ら:Đám anh ta
彼女ら:Đám chị ấy
放浪者ら:Đám người lang thang
お前ら:Chúng mày
あいつら:Chúng nó

Các cách gọi khác trong tiếng Nhật
王様:ousama, vua
陛下様:Bệ hạ
閣下:kakka (các hạ) = các hạ (gọi đối phương là người cao quý một cách tôn kính)
小生:shousei (tiểu sinh) = tiểu sinh (tự gọi bản thân một cách khiêm tốn)
Ngoài ra có thể dùng danh từ chung để gọi như:
青年=せいねん=Thanh niên
若者=わかもの=Người trẻ tuổi
----cách nói tăt viết tắt trong tiếng nhật -----

Cách noi nhanh , viết nhanh và viết tắt trong tiếng nhật

Trong nói chuyện hàng ngày ngày người Nhật hay dùng cách nói nhanh, nói tắt mà nếu bạn không quen thì sẽ khó hiểu họ nói gì. Dưới đây trung tâm tiếng nhật hawaii sẽ giới thiệu với các bạn các cách nói nhanh, nói tắt đó.
hoc-tieng-nhat

Các quy tắc nói nhanh, nói tắt trong tiếng Nhật
では dewa → じゃ ja
ては tewa → ちゃ cha
ておく te oku → とく toku
てしまう te shimau → ちゃう chau
でしまう de shimau → じゃう jau
てしまった te shimatta → ちゃった chatta
でしまった de shimatta → じゃった jatta
ければ kereba → きゃ kya
いらない iranai → いらん iran
もの mono → もん mon
(Các âm hàng "n" như "na","ni",... sẽ thành "n")
来るなよ kuru na yo → くんなよ kunna yo
(Các âm hàng "r" như "ra, ri, ru, re, ro" sẽ thành "n")
dewa -> ja, tewa -> cha
te oku -> toku
te shimau -> chau, de shimau -> jau, te shimatta -> chatta, de shimatta -> jatta
kereba -> kya
"ra, ri, ru, re, ro" -> "n"
"na, ni, nu, ne, no" -> "n"

Ví dụ:
私は日本人じゃありません。(私は日本人ではありません)
Watashi wa nihonjin ja arimasen (Watashi wa nihonjin dewa arimasen)
Tôi không phải người Nhật.

入っちゃいけないよ。(入ってはいけないよ)
Haitcha ikenai yo (Haitte wa ikenai yo)
Không được vào đâu.

仕事しなくちゃ!(仕事しなくては=仕事しなくてはならない)
Shigoto shinakucha! (Shigoto shinakute wa = Shigoto shinakute wa naranai)
Phải làm việc thôi!

じゃ、またね!(では、またね)
Ja, mata ne! (Dewa, mata ne)
Vậy hẹn sau nhé!

ご飯を炊いといて!(ご飯を炊いておいて)
Gohan wo taitoite! (Gohan wo taite oite)
Nấu cơm sẵn đi!

準備しとく。(準備しておく)
Jumbi shitoku (Jumbi shite oku)
Tôi sẽ chuẩn bị sẵn.

食べちゃった。(食べてしまった)
Tabechatta (Tabete shimatta)
Ăn mất rồi.

読んじゃうよ。(読んでしまうよ)
Yonjau yo (Yonde shimau yo)
Tôi đọc mất đấy.

それじゃ始めましょう!(それでは始めましょう)
Sore ja hajimemashou (Sore dewa hajimemashou)
Thế thì bắt đầu thôi!

それじゃ!(それでは!)
Sore ja! (Sore dewa!)
Vậy nhé!

待機しといて!(待機しておいて)
Taiki shitoite! (Taiki shite oite)
Chờ sẵn đi!

行かなきゃならない。(行かなければならない)
Ikanakya naranai (Ikanakereba naranai)
Tôi phải đi.

してはいかん。(してはいかない)
Shite wa ikan (Shite wa ikanai)
Không được làm.

バナナが好きだもん!(バナナが好きだもの)
Banana ga suki da mon! (Banana ga suki da mono)
Tôi thích chuối mà lại!

さわんな。(さわるな!)
Sawanna (Sawaruna)
Đừng có động vào!

Người Nhật cũng hay nói tắt, bỏ lửng câu nói
仕事しなくちゃ。=仕事しなくてはならない。
Shitogo shinakucha = Shigoto shinakute wa naranai
Tôi phải làm việc đã.

雨が降るかも=雨が降るかもしれない。
Ame ga furu kamo = Ame ga furu kamoshirenai
Có thể trời sẽ mưa.

今行かなきゃ=今行かなきゃならない。=今行かなければならない。
Ima ikanakya = Ima ikanakya naranai = Ima ikanakereba naranai
Giờ tôi phải đi đã.

ここにタンポポしか・・・=ここにタンポポしかない。
Koko ni tampopo shika ... = Koko ni tampopo shika nai
Ở đây chỉ có bồ công anh.

すごいじゃ=すごいじゃない?=すごいではないか?
Sugoi ja = Sugoi janai? = Sugoi dewanai ka?
Không giỏi sao? (Không hay sao?)

散歩すれば?=散歩すればどうですか?
Sampo sureba? = Sampo sureba dou desu ka?
Đi dạo thì sao? = Đi dạo một chút xem!

お茶でも?=お茶でも飲みますか?
Ocha demo? = Ocha demo nomimasu ka?
Trà thì sao? (=Anh có uống ví dụ nước trà không?)

Ngôn ngữ nói trong giới trẻ
Thường hay dùng biến âm như sau:
面白い(おもしろい)→ おもしれえ (thú vị): omoshiroi = omoshiree
ひどい → ひでえ (tồi tệ) hidoi -> hidee
・・・じゃない → ・・・じゃねえ nai -> nee
うまい → うめえ (ngon, giỏi) umai -> umee
いたい → いてえ (đau) itai -> itee
Cách nói trên chỉ dùng với tính từ.

Các nói tắt khác
それは sore wa → そりゃ sorya
だめじゃない dame janai → だめじゃん dame jan
いらない iranai → いらん iran

Phương ngữ (Cách nói địa phương)
Ví dụ ở Kansai sẽ nói là だめや "dame ya" thay cho だめだ "dame da" (không được).

Ví dụ áp dụng
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
ここは仏の地じゃないか、 | Koko wa hotoke no chi janai ka
どうしてみな悲しげな顔? | Doushite mina kanashigena kao?